About Me

ảnh baner header

Cách phòng tránh bệnh xương khớp ở dân văn phòng


Các bệnh cơ xương khớp ngày càng gia tăng và là nguyên nhân hàng đầu gây tàn phế cho con người. Trước đây, loại bệnh này thường tập trung ở đối tượng cao tuổi nhưng hiện nay, dân văn phòng đang được khuyến cáo là đối tượng có nguy cơ bị các bệnh về xương khớp ngày càng cao.

Bệnh xương khớp của dân văn phòng

Người làm văn phòng thường không được hấp thu ánh nắng mặt trời, hấp thu vitamin D do phần lớn thời gian trong ngày chỉ ở trong phòng kín, không ra ngoài trời. Nếu không cải thiện chế độ ăn uống dễ dẫn tới việc thiếu canxi làm ảnh hưởng tới quá trình hoạt động của cơ xương khớp.

Làm việc tại bàn giấy nhiều giờ liền, sử dụng chuột máy tính, cổ tay tì vào cạnh bàn, chèn ép các dây thần kinh ở cổ tay là nguy cơ gây ra hội chứng ống cổ tay. Thủ phạm chính được xác nhận đó là chiếc ghế làm việc không đúng quy cách. Thiết kế của chiếc ghế sẽ dẫn đến tư thế ngồi sai, làm tăng trọng lượng chịu đựng lên cột sống và cơ bắp. Về lâu dài sẽ dẫn đến trẹo khớp và chèn ép dây thần kinh cột sống



Biểu hiện rõ rệt nhất với những người ngồi lâu một chỗ là triệu chứng đau lưng, nhức mỏi xương khớp. Đau cổ - đau lưng cũng  là một trong những bệnh nghề nghiệp rất thường gặp ở nhân viên văn phòng, làm đau lưng, mỏi lưng, đau cổ, đau đầu hoặc cảm giác căng sau gáy.

Nếu ngồi lâu mà không đứng dậy đi lại, vận động có nguy cơ thoái hóa cột sống khi có tuổi. Ngoài ra, cùng với việc hạn chế tiếp xúc ánh nắng mặt trời lâu dần sẽ đẩy nhanh quá trình loãng xương kèm theo một số bệnh như thoát vị đĩa đệm, gai cột sống và thoái hóa đốt sống cổ.



Tư thế trong quá trình ngồi làm việc không đúng cũng là một nguyên nhân dẫn đến tình trạng thoái hóa khớp. Việc ngồi ở tư thế gò bó cả ngày ở văn phòng, sử dụng máy tính thường xuyên về lâu dài khiến cơ bắp bị co cứng do phải làm việc vất vả để giữ tư thế cho cơ thể, tăng tải trọng lên cột sống, đặc biệt vùng cổ hay thắt lưng, khiến các đốt sống mọc gai, các đĩa đệm giữa các đốt sống bị thoái hóa sớm và thoát vị, chèn vào thần kinh. 

Cần làm gì để giảm bệnh xương khớp?

- Bổ sung thực phẩm giàu canxi và các loại rau quả để cung cấp đủ các vitamin nhóm B,C,E, giúp bạn phòng ngừa các bệnh thoái hóa.




- Nên uống 2-3 ly sữa mỗi ngày để bổ sung khoáng chất, canxi giúp hệ xương chắc khỏe.

- Tránh ăn quá mặn, quá ngọt vì chúng có thể khiến cơ thể bạn không thể hấp thụ canxi có trong thức ăn. 

- Luôn có ý thức luyện tập thể dục, thể thao, hoạt động chân tay liên tục để góp phần giúp cơ bắp và xương khỏe mạnh hơn. 



- Ngày nghỉ, bạn nên xây dựng thói quen đi dạo trong khoảng thời gian từ 6-8h sáng mùa hè và 7-9h sáng mùa đông để tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, hấp thu vitamin D tốt nhất.

- Tư thế tốt nhất cho các khớp xương chính là đứng thẳng. Khi đứng thẳng, diện tích tiếp xúc giữa hai mặt khớp đạt mức cao nhất, hạn chế tối đa lực đè ép lên các khớp xương. 

- Ngoài ra, bạn cũng nên tránh nằm lâu, ngồi lâu, đứng lâu một chỗ gây ứ trệ tuần hoàn máu và cứng khớp.


Khi cảm thấy bệnh xương khớp ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày thường xuyên, hãy đến bác sĩ thăm khám để phát hiện và điều trị kịp thời.




Đăng nhận xét

0 Nhận xét